Sự thú vị về nền giáo dục của trẻ em Nhật Bản ?

“ Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”

                           -Ca dao tục ngữ Việt Nam-

 Khi nhắc tới trẻ em, hình ảnh đầu tiên sẽ hiện lên là sự dễ thương với ánh mắt và nụ cười ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên của những khuôn mặt mũm mĩm. Đó là nghĩa đen, nghĩa bóng thì các em như 1 tờ giấy trắng, cần mỗi người làm cha, làm mẹ vẽ lên đó sự giáo đục và đính hướng đúng đắn để có được 1 bức tranh hoàn hảo. Vì vậy, trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước sau này. Và những điều thú vị về sự giáo dục cho trẻ em Nhật Bản khiến mọi người trầm trồ là gì:

1.Tinh thần“Tự Lập” & “Đoàn Kết” ngay từ khi còn nhỏ.

-Ở Nhật khi đi trên đường sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những em bé mặc đồng phục dắt tay nhau theo cặp đi

đến trường mà không có sự dẫn dắt của người lớn( Tùy khu vực, cũng sẽ có khu có Phụ trách đưa đón), hoặc bố mẹ chỉ tiễn đến trạm xe bus rồi các em tự lên xe tới trường. chắc hẳn đó là hình ảnh trái ngược với Việt Nam: khi giờ vào lớp tan lớp là hình ảnh dãy phụ huynh xếp hàng đưa đón. Như vậy, trẻ em ở Nhật đã được rèn tính tự lập và tinh thần đoàn kết ngay từ nhỏ.

 

 

 

2.Tinh thần” Tự giác” , “tự chịu trách nhiệm” và sự “ san sẻ”

-Tại các trường học ở Nhật Bản sẽ không cần tốn tiền thuê lao công đấy, tiết kiệm được 1 khoản chi phí, chính là nhờ tất cả các em học sinh của trường sẽ được phân chia trực nhật sau mỗi buổi học theo sự phân công.

 

Ở Nhật, buổi trưa các em sẽ ở lại tại trường luôn nên việc những người làm cha làm mẹ chuẩn bị những hộp cơm xinh xắn, đầy đủ chất dinh dưỡng được khoe trên các trang mạng đã rầm rộ và được nhiều người học theo,

thì có những trường sẽ tổ chức cho các em học sinh tự trồng rau, trồng lúa rồi thu hoạch cho nhà bếp nấu cho các em được ăn thực phẩm chính tay mình trồng. Các em sẽ tự giác rửa tay trước khi ăn, trải khăn, đeo tạp dề rồi tự dọn dẹp sau mỗi bữa ăn.

 

Với sự giáo dục như vậy, không những cho các em thêm hoạt động gắn kết mà còn là tạo tính tự chịu trách nhiệm cho bản thân và cộng động. Hiểu được giá trị, ý nghĩa của sự lao động và thức ăn được đưa vào cơ thể không hề đơn giản mà biết trân trọng cũng như vai trò của sự lựa chọn thực phẩm.

3.Tinh thần “Dân tộc”

-Nhật Bản là Quốc gia có nền kinh tế phát triển tính theo GDP đứng thứ 3 thế giới nhưng trẻ em Nhật Bản vẫn giữ được những nét phong tục truyền thống, lễ hội từ xa xưa, như : Thư đạo( Viết như vẽ chữ đẹp bằng bút lông), Kiếm đạo (Nghệ thuật sử dụng kiếm, nay trở thành một môn thể thao); Hoa đạo ( Nghệ thuật cắm hoa);  lễ Tanabata( Ngưu Lang Chức Nữ mùng 7 tháng 7 âm lịch)

Đúng với câu” Tiên học lễ – Hậu học văn”. Nền giáo dục ở Nhật tuyệt vời đúng không nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *